Như đã đưa tin, bộ phận CNTT của Sở sẽ liên tục cập nhật các cách làm thực tế, video chia sẻ kinh nghiệm, các bài viết của các chuyên gia giáo dục, nhà giáo có kinh nghiệm, các ứng dụng CNTT hữu ích nhằm mục đích triển khai hoạt động học trực tuyến tới các đơn vị, nhà trường, giáo viên, học sinh. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu, học tập và chia sẻ các cách làm hiệu quả của đơn vị mình. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đồng chí Lý Tiến Hải, chuyên viên Sở GDĐT, số điện thoại, zalo: 0973870888, email: hailt.so@thainguyen.edu.vn hoặc thường xuyên truy cập website: http://thainguyen.edu.vn
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dạy và học môn toán, Tiếng Việt thông qua ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên
Ngày 22/1/2021, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên tổ chức buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dạy và học môn toán, Tiếng Việt thông qua ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học. Buổi hội thảo có sự góp mặt đầy đủ của giáo viên dạy trẻ điếc, nhân viên hỗ trợ, giáo viên dạy hòa nhập, người Điếc lớn, phụ huynh, và đặc biệt là sự góp mặt của các bạn học sinh Điếc đang học tại Trung tâm và các bạn Điếc đang học hòa nhập tại các trường tiểu học trong thành phố và huyện Phú Bình.
Đến dự buổi Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Bội chuyên viên Phòng Tiểu học Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên, đ/c Đàm Xuân Dương chuyên viên Phòng giáo dục huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
Buổi Hội thảo với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm diễn ra với nhiều nội dung đa dạng và phong phú đã thu hút được sự tham gia của nhiều người. Đặc biệt có sự kết hợp giữa nhiều đối tượng khác nhau như giáo viên chuyên biệt, giáo viên hòa nhập, nhân viên hỗ trợ, phụ huynh và học sinh Điếc tham gia vào các tiết mục kịch câm, chào hỏi bằng NNKH, hát bằng NNKH, chia sẻ phương pháp dạy con thông qua NNKH gặp những thuận lợi và khó khăn gì… Kết thúc buổi Hội thảo là màn trình diễn các tiết mục văn nghệ, kịch câm… được biểu diễn thông qua NNKH. Qua đây, sự gắn kết và hiểu nhau giữa cha mẹ và học sinh Điếc được nâng lên, phần nào xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ giữa cha mẹ và học sinh, giữa giáo viên hòa nhập và học sinh.